Thông tin sản phẩm:
- Cá bào của Nhật được làm từ cá ngừ (tên khoa học: Katsuwonus pelamis, tên tiếng Nhật là katsuo, tiếng Anh là bonito)
- Cá ngừ sống được rút ruột và thái lát. Phần phi-lê cá được chế biến công phu bằng cách làm chín, bỏ vảy và xương, phơi nắng, bọc bột cá sao đó được xông khói bằng gỗ sồi, sồi bộp cho đến khi miếng cá trở nên khô.
- Các phần cháy và phần dơ bẩn bên ngoài miếng thịt sẽ được cạo bỏ đi rồi phơi miếng cá dưới ánh nắng.
- Tiếp theo, miếng cá sẽ được phun xịt vi nấm Aspergillus glaucus và được để trong phòng kín để lên mốc.
- Trong quá trình lên mốc, mốc sẽ liên tục được cạo bỏ đi cho đến khi mốc ngừng phát triển. Cá sẽ trở nên cứng và khô như thanh gỗ.
- Lúc này, nó chỉ còn nặng ít hơn 20% trọng lượng ban đầu, và được gọi là karebushi (枯節) hay honkarebushi (本枯節).
- Các phiến cá bào thành phẩm mỏng tang có màu hồng nâu nhạt, lúc này chúng ta có cá bào để dùng trong các món ăn hàng ngày.
- Cá bào thực sự là một nét đặc sắc trong nền ẩm thực của Nhật Bản đến mức đã có nhận xét nói rằng, một món ăn truyền thống của Nhật Bản không thể thiếu cá bào.
Đặc điểm:
- Các mẹ có thể sử dụng cá bào để trộn cơm, trộn mỳ cho bé hoặc dùng để nấu nước dùng dashi cùng với tảo bẹ để giúp bé ăn ngon hơn, hấp thu được nhiều dinh dưỡng và khỏe mạnh hơn.
- Cá bào được sử dụng trong nhiều món ăn như: Rắc ăn cùng cơm trắng, rắc lên bánh takoyaki, mỳ lạnh, hay đậu hũ …. đặc biệt là dùng để nấu nước dùng dashi để nấu canh Miso, mỳ soba.
HDSD:
- Rắc cơm. Rắc lên các món ăn tùy thích
- Nấu nước dùng Dashi: cho 1 đến 4 lá tảo bẹ Kumbo tùy lượng nước. Đun đến sôi rồi vớt lá bỏ ra. Đun tiếp với cá bào Katsuobushi. Thế là ta đã có nồi nước dùng thơm ngọt bổ dưỡng dùng để nấu cháo, nấu canh cho bé hoặc cả gia đình. Bạn có thể sử dụng thêm nấm hương theo sở thích để nước dùng được thơm ngon hơn.
Bảo quản: Sau mỗi lần dùng cần đóng kín ngay tránh ánh sáng trực tiếp và nơi có độ ẩm cao.
Lưu ý: Không sử dụng nếu thấy sản phẩm có biến đổi về mùi vị và màu sắc hoặc bị mốc.